Chào các bác trong BBT báo Bauxit!
Cháu là độc giả thường xuyên của Bauxit. Mấy hôm nay cháu rất buồn vì việc bác NHC và bác PT bị làm khó dễ. Mong các bác giữ vững tinh thần để xây dựng web Bauxit ngày một lớn mạnh hiệu quả đúng theo tiêu chí mà BBT đã đặt ra. Xin chia sẽ cùng các bác và BBT.
Hôm nay cháu vào đọc bài này (http://boxitvn.wordpress.com/2010/01/21/khong-tron-chay/) của tác giả Hà Văn Thùy, cháu có suy nghĩ vài điều muốn chia sẽ cùng BBT Bauxit.
1. Rõ ràng tác giả Hà Văn Thùy dùng những luận điểm của mình để bác lại những luận điểm “Thoát Á” bài khi tác giả đọc bài “Xây danh dự cho dân tộc Việt” của Nguyễn Lương Hải Khôi, “Thoát thân luận” của Giáp Văn Dương và “Thoát Á mới có thể ‘Thoát thân’” của Phạm Gia Minh trên TuầnViệtNam.
Một trong những vấn đề tác giả muốn tìm hiểu là “Cái văn hóa nguyên bản mà tộc Việt sáng tạo là gì?“. Tác giả đã đưa ra rất nhiều chứng tích về sự phát triển tiến hóa của các tộc người Á Châu, và đưa ra một kết luận rất làm nức lòng người Việt: “vì lẽ đó, toàn bộ nền văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN là sản phẩm của Việt tộc. Nền văn hóa Trung Hoa là sự kế thừa, tiếp thu văn hóa của tộc Việt. Như vậy, nhờ thành tựu của khoa học nhân loại, chúng ta chắc chắn xác định được cội nguồn sinh học của mình”
Và vì vậy tác giả cho rằng không cần phải “Thoát Á“: Những ý đồ “thoát Á” tưởng như hay ho tân kỳ nhưng thực chất là ngây thơ, vong bản, gieo vào thế hệ trẻ chủ nghĩa hư vô rất nguy hiểm! vì “Là trung tâm của nhân chủng và văn hóa Á Đông, Việt Nam cố kết số phận với Đông Á, không nên và cũng không thể “thoát Á” đi tìm văn hóa khác!“
Cháu thấy tác giả Hà Văn Thùy đọc rộng, hiểu nhiều, nhưng tiếc rằng toàn bộ những luận điểm rất lớn của tác giả Hà Văn Thùy đưa ra đều không một tài liệu tham khảo nào. Có đáng tin không? Nếu theo quy chuẩn của một văn bản có tính học thuận tranh biện thì văn bản này vô giá trị, chỉ mang tính tham khảo nói chuyện trên chiếu rượu.
2. Hình như tác giả Hà Văn Thùy lại hiểu sai ý “Thoát Á”. Theo cháu hiểu “Thoát Á” chỉ là thoát những cái cũ, cứng nhắc, trì trệ (mà hầu như ai cũng đồng ý) của một Châu Á phong kiến lạc hậu. Như: nền học vấn mang tính khoa bảng, chú trọng thơ văn, ít đi sâu về kỹ thuật, tư tưởng tự do dân chủ không phát triển…. Thoát Á không có nghĩa là chối bỏ nền văn hóa Á Đông. Thế mà tác giả Hà Văn Thùy lại cho rằng đó là tư tưởng Thoát Á. Cháu thấy thế này, Nhật Bản tiếp thu văn minh phương Tây, nhưng vẫn giữ nét truyền thống của họ rất sâu: nói đến văn hóa truyền thống đậm đà nét Á Đông trong các phương diện văn học, hội họa, ẩm thực…cháu nghĩ không có bao nhiêu nước Châu Á còn giữ như Nhật đâu. Nhật chỉ tiếp thu cái nét mới của châu Âu về khoa học kỹ thuật, về kỹ nghệ, về giáo dục, về tư tưởng, về chính trị, về pháp luật mà thôi. Mà họ tiếp thu có chọn lọc theo kiểu cái tốt, cái gì có ích cho họ.
3. Cứ cho là luận điểm của tác giả Hà Văn Thùy về cái nguồn gốc người Việt là trung tâm Á Đông là đúng đi. Thì sao? Thì, các hậu duệ của người Việt sau này không lẽ không có uyền vượt hơn người Việt gốc về sự phát triển hay sao? Ông cha ta đã nói “con hơn cha là nhà có phúc đó sao?”. Thế thì: có nên xấu hổ không khi mình tiếp thu cái tốt của người Châu Âu để cách tân đất nước hay không? Không phải phần lớn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về tư tưởng, về pháp luật, về nhà nước mình hiện nay đều có xuất phát từ Châu Âu đó sao? Và mình còn ăn gạo không? Có còn chữ viết Việt không? Có còn giữ phong tục tập quán của mình không? Còn giữ hết.
Bài này của tác giả Hà Văn Thùy dù đúng hay sai, cháu cũng kg đánh giá cao vì do những nhận định thiếu chứng cớ, nếu không muốn nói là “chủ quan”.
Bài này cũng giống như bài hôm bữa các bác gởi về long mạch của KTS Trần Thanh Vân. Không có tính khoa học, không dựa vào một nghiên cứu nào…
Vậy nên chăng các bác xem lại tiêu chí chọn bài được không? Đã phản biện phải mang tính khoa học, chứ không thể dựa vào cảm tính, dựa vào việc “nghe nói”, thế người ta mới tin, mới phục.
Đôi lời góp ý cùng trang web Bauxit các Bác. Nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua.
Cuối cùng cháu chúc các Bác luôn dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc!
Nguyễn Thanh Đức.
Cháu là độc giả thường xuyên của Bauxit. Mấy hôm nay cháu rất buồn vì việc bác NHC và bác PT bị làm khó dễ. Mong các bác giữ vững tinh thần để xây dựng web Bauxit ngày một lớn mạnh hiệu quả đúng theo tiêu chí mà BBT đã đặt ra. Xin chia sẽ cùng các bác và BBT.
Hôm nay cháu vào đọc bài này (http://boxitvn.wordpress.com/2010/01/21/khong-tron-chay/) của tác giả Hà Văn Thùy, cháu có suy nghĩ vài điều muốn chia sẽ cùng BBT Bauxit.
1. Rõ ràng tác giả Hà Văn Thùy dùng những luận điểm của mình để bác lại những luận điểm “Thoát Á” bài khi tác giả đọc bài “Xây danh dự cho dân tộc Việt” của Nguyễn Lương Hải Khôi, “Thoát thân luận” của Giáp Văn Dương và “Thoát Á mới có thể ‘Thoát thân’” của Phạm Gia Minh trên TuầnViệtNam.
Một trong những vấn đề tác giả muốn tìm hiểu là “Cái văn hóa nguyên bản mà tộc Việt sáng tạo là gì?“. Tác giả đã đưa ra rất nhiều chứng tích về sự phát triển tiến hóa của các tộc người Á Châu, và đưa ra một kết luận rất làm nức lòng người Việt: “vì lẽ đó, toàn bộ nền văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN là sản phẩm của Việt tộc. Nền văn hóa Trung Hoa là sự kế thừa, tiếp thu văn hóa của tộc Việt. Như vậy, nhờ thành tựu của khoa học nhân loại, chúng ta chắc chắn xác định được cội nguồn sinh học của mình”
Và vì vậy tác giả cho rằng không cần phải “Thoát Á“: Những ý đồ “thoát Á” tưởng như hay ho tân kỳ nhưng thực chất là ngây thơ, vong bản, gieo vào thế hệ trẻ chủ nghĩa hư vô rất nguy hiểm! vì “Là trung tâm của nhân chủng và văn hóa Á Đông, Việt Nam cố kết số phận với Đông Á, không nên và cũng không thể “thoát Á” đi tìm văn hóa khác!“
Cháu thấy tác giả Hà Văn Thùy đọc rộng, hiểu nhiều, nhưng tiếc rằng toàn bộ những luận điểm rất lớn của tác giả Hà Văn Thùy đưa ra đều không một tài liệu tham khảo nào. Có đáng tin không? Nếu theo quy chuẩn của một văn bản có tính học thuận tranh biện thì văn bản này vô giá trị, chỉ mang tính tham khảo nói chuyện trên chiếu rượu.
2. Hình như tác giả Hà Văn Thùy lại hiểu sai ý “Thoát Á”. Theo cháu hiểu “Thoát Á” chỉ là thoát những cái cũ, cứng nhắc, trì trệ (mà hầu như ai cũng đồng ý) của một Châu Á phong kiến lạc hậu. Như: nền học vấn mang tính khoa bảng, chú trọng thơ văn, ít đi sâu về kỹ thuật, tư tưởng tự do dân chủ không phát triển…. Thoát Á không có nghĩa là chối bỏ nền văn hóa Á Đông. Thế mà tác giả Hà Văn Thùy lại cho rằng đó là tư tưởng Thoát Á. Cháu thấy thế này, Nhật Bản tiếp thu văn minh phương Tây, nhưng vẫn giữ nét truyền thống của họ rất sâu: nói đến văn hóa truyền thống đậm đà nét Á Đông trong các phương diện văn học, hội họa, ẩm thực…cháu nghĩ không có bao nhiêu nước Châu Á còn giữ như Nhật đâu. Nhật chỉ tiếp thu cái nét mới của châu Âu về khoa học kỹ thuật, về kỹ nghệ, về giáo dục, về tư tưởng, về chính trị, về pháp luật mà thôi. Mà họ tiếp thu có chọn lọc theo kiểu cái tốt, cái gì có ích cho họ.
3. Cứ cho là luận điểm của tác giả Hà Văn Thùy về cái nguồn gốc người Việt là trung tâm Á Đông là đúng đi. Thì sao? Thì, các hậu duệ của người Việt sau này không lẽ không có uyền vượt hơn người Việt gốc về sự phát triển hay sao? Ông cha ta đã nói “con hơn cha là nhà có phúc đó sao?”. Thế thì: có nên xấu hổ không khi mình tiếp thu cái tốt của người Châu Âu để cách tân đất nước hay không? Không phải phần lớn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về tư tưởng, về pháp luật, về nhà nước mình hiện nay đều có xuất phát từ Châu Âu đó sao? Và mình còn ăn gạo không? Có còn chữ viết Việt không? Có còn giữ phong tục tập quán của mình không? Còn giữ hết.
Bài này của tác giả Hà Văn Thùy dù đúng hay sai, cháu cũng kg đánh giá cao vì do những nhận định thiếu chứng cớ, nếu không muốn nói là “chủ quan”.
Bài này cũng giống như bài hôm bữa các bác gởi về long mạch của KTS Trần Thanh Vân. Không có tính khoa học, không dựa vào một nghiên cứu nào…
Vậy nên chăng các bác xem lại tiêu chí chọn bài được không? Đã phản biện phải mang tính khoa học, chứ không thể dựa vào cảm tính, dựa vào việc “nghe nói”, thế người ta mới tin, mới phục.
Đôi lời góp ý cùng trang web Bauxit các Bác. Nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua.
Cuối cùng cháu chúc các Bác luôn dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc!
Nguyễn Thanh Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.