Gideon Rachman
Trần Ngọc Cư dịch
Sự va chạm giữa Google và Trung Quốc không những chỉ liên quan tới số phận của một công ty tầm cỡ đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Quyết định của Google đòi rút ra khỏi thị trường vĩ đại này, nếu Bắc Kinh không chịu thay đổi chính sách kiểm duyệt thông tin, còn báo hiệu những quan hệ tương lai đầy sóng gió giữ Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ).
Sở dĩ sự kiện Google cực kỳ có ý nghĩa là vì nó nói lên điều này: những giả định cơ bản trong chính sách ngoại giao của HK đối với TQ, kể từ cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, có thể là hoàn toàn sai lạc. Lâu nay HK vẫn chấp nhận – thậm chí còn chào đón – sự trỗi dậy của TQ như một đại cường kinh tế, vì các nhà làm chính sách HK đinh ninh tin tưởng rằng việc mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do chính trị tại Trung Quốc.
Nhưng nay, nếu giả định đó thay đổi, rất có thể chính sách của HK đối với TQ cũng phải thay đổi theo. Chào đón sự vươn dậy của một nền kinh tế khổng lồ tại châu Á với hi vọng nó trở nên một quốc gia dân chủ tự do là một chuyện. Nhưng tiếp sức cho sự trỗi dậy của một quốc gia độc đảng toàn trị Lê-nin-nít, có khả năng là đối thủ địa chính trị duy nhất của Mỹ, lại là một chuyện khác. Nếu ta kết hợp sự vỡ mộng chính trị này của Mỹ với tỉ lệ thất nghiệp trên 10% tại Hoa Kỳ, mà nhiều người đổ lỗi cho việc TQ giữ đồng Nhân dân tệ quá thấp so với đồng Mỹ kim, thì ta có thể tìm ra lý cớ cho những phản ứng chống TQ gần gây.
Cả Bill Clinton lẫn George W. Bush đã một thời tin tưởng chắc nịch rằng tự do mậu dịch và nhất là thời đại thông tin sẽ làm cho việc thay đổi chính trị tại TQ là sự kiện không thể đảo ngược. Trong một chuyến công du TQ vào năm 1998, ông Clinton tuyên bố: “Trong thời đại thông tin toàn cầu này, một thời đại mà thành công kinh tế được xây dựng trên nhiều ý kiến khác nhau, thì tự do cá nhân là vô cùng thiết yếu cho sự lớn mạnh của bất cứ quốc gia nào.” Một năm sau, ông Bush cũng đưa ra một luận điểm tương tự: “Tự do kinh tế sẽ tạo ra những lề thói tự do. Và những lề thói tự do đương nhiên nảy sinh ra những kỳ vọng dân chủ…Nếu ta theo đuổi tự do mậu dịch với TQ, thì nhiên hậu thắng lợi sẽ về ta.”
Lúc bấy giờ hẳn là hai vị tổng thống HK chỉ phản ánh tư duy phổ quát trong giới học giả có ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ. Chẳng hạn, Tom Friedman, người viết chuyên đề trên New York Times và là tác giả nhiều sách bán chạy nhất về toàn cầu hoá, có lần đã táo bạo tuyên bố: “TQ sẽ có một chế độ báo chí tự do. Sự kiện toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy việc này.” Robert Wright, một trong những nhà tư tưởng mà ông Clinton mến chuộng nhất, tranh luận rằng nếu TQ quyết định ngăn chặn tự do tiếp cận thông tin trên internet, “cái giá mà TQ phải trả là một sự thảm bại kinh tế.”
Cho đến nay, những sự kiện diễn ra ở TQ không chịu tuân theo lý thuyết nói trên. Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm duyệt các phương tiện truyền thông cả mới lẫn cũ, nhưng việc này chẳng hề đẩy cường quốc này đến “thảm bại kinh tế”. Trái lại, hiện nay TQ là nền kinh tế đứng nhì thế giới và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, với một trữ lượng ngoại tệ vượt quá 2000 tỉ đôla. Nhưng toàn bộ sự phát triển kinh tế này ít có dấu hiệu kích thích những chuyển biến chính trị như Bush và Clinton đã dự kiến. Có thay thổi chăng là, chính phủ TQ ngày càng tỏ ra đàn áp thô bạo hơn. Liu Xiaobo, một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu tại TQ, vừa bị kết án 11 năm tù ở về tội đã liên quan vào phong trào Hiến chương 08, đòi hỏi cải tổ dân chủ. Quyết định của Google nhằm đối đầu với chính phủ TQ là một dấu hiệu khá sớm nói lên sự kiện người Mỹ đã đâm ra chán ngán vì phải đối phó với chế độ độc tài TQ. Nhưng những sức ép to lớn nhất đối với TQ có thể đến từ chính giới hơn là thương giới HK. Google là công ty khác thường trong một nền công nghệ cực kỳ chính trị hóa. Nếu nhân viên của Google thật sự cuốn gói ra khỏi TQ, điều này không có nghĩa là các tập đoàn đa quốc khác cũng sẽ tranh nhau chạy theo bước chân của họ. Đối với hầu hết các đại công ty, thị trường TQ là quá rộng lớn và quá hấp dẫn, không thể bỏ qua được. Bất luận Google có bỏ đi hay ở lại, giới thương nghiệp Mỹ vẫn duy trì những vận động hành lang biện hộ mạnh mẽ nhất cho việc tiếp tục dấn thân với TQ. Những sức ép đòi hỏi các công ty Mỹ rút ra khỏi thị trường TQ sẽ đến từ những người hoạt động công đoàn, những phần tử diều hâu bận tâm về an ninh quốc gia (security hawks), và những chính khách — đặc biệt tại Quốc Hội Mỹ. Cho đến nay, chính quyền Obama vẫn đặt cơ sở chính sách của mình trên những giả định (assumptions) vốn chi phối đường lối ngoại giao của Mỹ đối với TQ cả một thế hệ nay. Diễn văn bài bản của tổng thống HK trong chuyến công du vừa qua là một lời tuyên bố cổ điển biện minh cho việc HK tích cực dấn thân với TQ — lại điểm thêm một xác quyết khá lễ nghi là HK chào mừng sự vươn dậy của TQ. Nhưng, sau lần bị truyền hình TQ kiểm duyệt tại Thượng Hải và sau lần bị một viên chức cấp thấp của TQ lên lớp ở các cuộc đàm phán về khí hậu tại Copenhagen [Đan Mạch], có lẽ Barack Obama sẽ bớt mặn nồng với Bắc Kinh. Một tín hiệu ban đầu cho biết chính sách của Nhà Trắng đang trở nên cứng rắn có thể diễn ra trong vài tháng tới, khi HK ra quyết định công khai lên án TQ là “nước dùng biện pháp tiền tệ để chi phối mậu dịch” (currency manipulator).
Dù cho bản thân hành pháp HK không có động thái nào đi nữa, thỉ những tiếng nói kêu đòi một chính sách cứng rắn hơn đối với TQ sẽ trở nên mạnh dạn hơn tại Quốc Hội HK. Quyết định của Google làm nổi bật những mối nguy do việc TQ tấn công vào internet sẽ phù hợp với những lo sợ an ninh quốc phòng của Mỹ trước sự lớn mạnh của TQ. Việc TQ phát triển các hệ thống tên lửa có khả năng thách thức sự thống trị của Hải quân HK trên Thái Bình Dương cũng gây ra mối quan ngại tại Washington. Việc HK sắp bán vũ khí cho Đài Loan đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa hai cường quốc. Đồng thời, chế độ bảo hộ mậu dịch đang được nương nễ một cách hợp lý tại HK trong những cách thế có thể làm cho TQ phải lo âu. Gần như không ai muốn thấy một chiến tranh mậu dịch xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một cuộc đụng độ như thế sẽ đẩy thế giới trở lại tình trạng suy thoái kinh tế và sẽ đưa vào sinh hoạt chính trị quốc tế những căng thẳng mới, đầy nguy hiểm. Nếu chiến tranh mậu dịch xảy ra, cả HK lẫn TQ đều chịu trách nhiệm trước thế giới. Từ nhiều năm nay, HK gần như ngây thơ một cách chủ quan về mối liên hệ giữa tự do mậu dịch và dân chủ. Còn Trung Quốc thì có thái độ hung hăng về tiền tệ và nhân quyền. Nếu chính quyền TQ muốn chặn đứng một cuộc xung đột tai hại với HK, thiết tưởng Bắc Kinh cần phải thay đổi chính sách cứng rắn của mình.
Nguồn: Financial Times, January 18, 2010
Trần Ngọc Cư dịch
Sự va chạm giữa Google và Trung Quốc không những chỉ liên quan tới số phận của một công ty tầm cỡ đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Quyết định của Google đòi rút ra khỏi thị trường vĩ đại này, nếu Bắc Kinh không chịu thay đổi chính sách kiểm duyệt thông tin, còn báo hiệu những quan hệ tương lai đầy sóng gió giữ Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ).
Sở dĩ sự kiện Google cực kỳ có ý nghĩa là vì nó nói lên điều này: những giả định cơ bản trong chính sách ngoại giao của HK đối với TQ, kể từ cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, có thể là hoàn toàn sai lạc. Lâu nay HK vẫn chấp nhận – thậm chí còn chào đón – sự trỗi dậy của TQ như một đại cường kinh tế, vì các nhà làm chính sách HK đinh ninh tin tưởng rằng việc mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do chính trị tại Trung Quốc.
Nhưng nay, nếu giả định đó thay đổi, rất có thể chính sách của HK đối với TQ cũng phải thay đổi theo. Chào đón sự vươn dậy của một nền kinh tế khổng lồ tại châu Á với hi vọng nó trở nên một quốc gia dân chủ tự do là một chuyện. Nhưng tiếp sức cho sự trỗi dậy của một quốc gia độc đảng toàn trị Lê-nin-nít, có khả năng là đối thủ địa chính trị duy nhất của Mỹ, lại là một chuyện khác. Nếu ta kết hợp sự vỡ mộng chính trị này của Mỹ với tỉ lệ thất nghiệp trên 10% tại Hoa Kỳ, mà nhiều người đổ lỗi cho việc TQ giữ đồng Nhân dân tệ quá thấp so với đồng Mỹ kim, thì ta có thể tìm ra lý cớ cho những phản ứng chống TQ gần gây.
Cả Bill Clinton lẫn George W. Bush đã một thời tin tưởng chắc nịch rằng tự do mậu dịch và nhất là thời đại thông tin sẽ làm cho việc thay đổi chính trị tại TQ là sự kiện không thể đảo ngược. Trong một chuyến công du TQ vào năm 1998, ông Clinton tuyên bố: “Trong thời đại thông tin toàn cầu này, một thời đại mà thành công kinh tế được xây dựng trên nhiều ý kiến khác nhau, thì tự do cá nhân là vô cùng thiết yếu cho sự lớn mạnh của bất cứ quốc gia nào.” Một năm sau, ông Bush cũng đưa ra một luận điểm tương tự: “Tự do kinh tế sẽ tạo ra những lề thói tự do. Và những lề thói tự do đương nhiên nảy sinh ra những kỳ vọng dân chủ…Nếu ta theo đuổi tự do mậu dịch với TQ, thì nhiên hậu thắng lợi sẽ về ta.”
Lúc bấy giờ hẳn là hai vị tổng thống HK chỉ phản ánh tư duy phổ quát trong giới học giả có ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ. Chẳng hạn, Tom Friedman, người viết chuyên đề trên New York Times và là tác giả nhiều sách bán chạy nhất về toàn cầu hoá, có lần đã táo bạo tuyên bố: “TQ sẽ có một chế độ báo chí tự do. Sự kiện toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy việc này.” Robert Wright, một trong những nhà tư tưởng mà ông Clinton mến chuộng nhất, tranh luận rằng nếu TQ quyết định ngăn chặn tự do tiếp cận thông tin trên internet, “cái giá mà TQ phải trả là một sự thảm bại kinh tế.”
Cho đến nay, những sự kiện diễn ra ở TQ không chịu tuân theo lý thuyết nói trên. Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm duyệt các phương tiện truyền thông cả mới lẫn cũ, nhưng việc này chẳng hề đẩy cường quốc này đến “thảm bại kinh tế”. Trái lại, hiện nay TQ là nền kinh tế đứng nhì thế giới và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, với một trữ lượng ngoại tệ vượt quá 2000 tỉ đôla. Nhưng toàn bộ sự phát triển kinh tế này ít có dấu hiệu kích thích những chuyển biến chính trị như Bush và Clinton đã dự kiến. Có thay thổi chăng là, chính phủ TQ ngày càng tỏ ra đàn áp thô bạo hơn. Liu Xiaobo, một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu tại TQ, vừa bị kết án 11 năm tù ở về tội đã liên quan vào phong trào Hiến chương 08, đòi hỏi cải tổ dân chủ. Quyết định của Google nhằm đối đầu với chính phủ TQ là một dấu hiệu khá sớm nói lên sự kiện người Mỹ đã đâm ra chán ngán vì phải đối phó với chế độ độc tài TQ. Nhưng những sức ép to lớn nhất đối với TQ có thể đến từ chính giới hơn là thương giới HK. Google là công ty khác thường trong một nền công nghệ cực kỳ chính trị hóa. Nếu nhân viên của Google thật sự cuốn gói ra khỏi TQ, điều này không có nghĩa là các tập đoàn đa quốc khác cũng sẽ tranh nhau chạy theo bước chân của họ. Đối với hầu hết các đại công ty, thị trường TQ là quá rộng lớn và quá hấp dẫn, không thể bỏ qua được. Bất luận Google có bỏ đi hay ở lại, giới thương nghiệp Mỹ vẫn duy trì những vận động hành lang biện hộ mạnh mẽ nhất cho việc tiếp tục dấn thân với TQ. Những sức ép đòi hỏi các công ty Mỹ rút ra khỏi thị trường TQ sẽ đến từ những người hoạt động công đoàn, những phần tử diều hâu bận tâm về an ninh quốc gia (security hawks), và những chính khách — đặc biệt tại Quốc Hội Mỹ. Cho đến nay, chính quyền Obama vẫn đặt cơ sở chính sách của mình trên những giả định (assumptions) vốn chi phối đường lối ngoại giao của Mỹ đối với TQ cả một thế hệ nay. Diễn văn bài bản của tổng thống HK trong chuyến công du vừa qua là một lời tuyên bố cổ điển biện minh cho việc HK tích cực dấn thân với TQ — lại điểm thêm một xác quyết khá lễ nghi là HK chào mừng sự vươn dậy của TQ. Nhưng, sau lần bị truyền hình TQ kiểm duyệt tại Thượng Hải và sau lần bị một viên chức cấp thấp của TQ lên lớp ở các cuộc đàm phán về khí hậu tại Copenhagen [Đan Mạch], có lẽ Barack Obama sẽ bớt mặn nồng với Bắc Kinh. Một tín hiệu ban đầu cho biết chính sách của Nhà Trắng đang trở nên cứng rắn có thể diễn ra trong vài tháng tới, khi HK ra quyết định công khai lên án TQ là “nước dùng biện pháp tiền tệ để chi phối mậu dịch” (currency manipulator).
Dù cho bản thân hành pháp HK không có động thái nào đi nữa, thỉ những tiếng nói kêu đòi một chính sách cứng rắn hơn đối với TQ sẽ trở nên mạnh dạn hơn tại Quốc Hội HK. Quyết định của Google làm nổi bật những mối nguy do việc TQ tấn công vào internet sẽ phù hợp với những lo sợ an ninh quốc phòng của Mỹ trước sự lớn mạnh của TQ. Việc TQ phát triển các hệ thống tên lửa có khả năng thách thức sự thống trị của Hải quân HK trên Thái Bình Dương cũng gây ra mối quan ngại tại Washington. Việc HK sắp bán vũ khí cho Đài Loan đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa hai cường quốc. Đồng thời, chế độ bảo hộ mậu dịch đang được nương nễ một cách hợp lý tại HK trong những cách thế có thể làm cho TQ phải lo âu. Gần như không ai muốn thấy một chiến tranh mậu dịch xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một cuộc đụng độ như thế sẽ đẩy thế giới trở lại tình trạng suy thoái kinh tế và sẽ đưa vào sinh hoạt chính trị quốc tế những căng thẳng mới, đầy nguy hiểm. Nếu chiến tranh mậu dịch xảy ra, cả HK lẫn TQ đều chịu trách nhiệm trước thế giới. Từ nhiều năm nay, HK gần như ngây thơ một cách chủ quan về mối liên hệ giữa tự do mậu dịch và dân chủ. Còn Trung Quốc thì có thái độ hung hăng về tiền tệ và nhân quyền. Nếu chính quyền TQ muốn chặn đứng một cuộc xung đột tai hại với HK, thiết tưởng Bắc Kinh cần phải thay đổi chính sách cứng rắn của mình.
Nguồn: Financial Times, January 18, 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.