Tạp bút của Vũ Ngọc Tiến
Tôi tỉnh giấc sau một đêm dài nhiều mộng mị, âu lo phấp phỏng. Mùa đông năm Kỷ Sửu này nóng lạnh thất thường như nhiều sự kiện diễn ra trong năm cũng cho tôi cảm giác thất thường nóng lạnh. Đêm Noel tôi cùng các bạn văn Phan Xuân Hạt, Trần Nhương, Hoàng Minh Tường, Chu Thị Thơm… ra trại cá sấu ở Hải Phòng cứ ngỡ sẽ rất lạnh, nào ngờ phải cởi bỏ mấy tầng áo vét, áo len vẫn nóng rực người giữa phòng khách mênh mông, sang trọng của ông chủ hào hoa có tên “Tuấn cá sấu”. Đêm qua (30/12) trời đột ngột rét ngọt, mưa bụi lay phay. Tôi ngồi trong quán cóc ven đường tiếp chuyện một chàng trai vừa từ Hàn Quốc trở về, nghe tâm trạng của thế hệ trí thức 8x dự cảm về tương lai đất nước đã làm tôi say say ngấm men thế sự, càng thêm lạnh cóng.
PN sinh năm 1980, thuộc tốp đầu 8x. Cái tuổi “tam thập nhi lập”, xuất thân bình dân ở một phố nghèo Hà Nội, phải bươn chải kiếm sống, lại thêm 2 năm làm chuyên viên cao cấp cho một tập đoàn vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc nên cháu đủ tri thức và sự từng trải để hoài nghi về nhiều dự án kinh tế, chính sách vĩ mô…ở nước mình trong năm 2009, khiến tôi kinh ngạc và bị thuyết phục. Chợt nhớ cháu “Bi”, con gái út chị bạn thân trong TP Hồ Chí Minh vừa viết truyện ngắn “Bụi trong nắng” trên báo Văn nghệ Trẻ số 52 (27/12/2009) đã làm tôi bật khóc. Tác giả sinh năm 1988 – tốp cuối 8x, trong một gia tộc lừng danh thuộc hàng khai quốc công thần, sao cháu “Bi” của tôi nhìn đất nước, suy ngẫm tương lai đầy bi quan, bức bối qua hình hài người cha mắc căn bệnh ung thư mà cái chết được báo trước bằng sự bòn rút của cải bên trong và bài thuốc lừa đảo của các thầy lang “nước lạ”?!
Hai nhân vật đầu – cuối 8x, hai tính cách, hai đứa con bạn bè, hai hoàn cảnh xuất thân khác biệt rất xa, nhưng vẫn cùng chung một tâm trạng bất an, một cách nhìn đời, một dự cảm tương lai. Điều ấy cứ làm tôi trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được. Thế hệ chúng tôi dù đổ máu ở chiến trường miền Nam hay ăn đói, mặc rách, vắt kiệt tuổi xuân ở hậu phương miền Bắc cho nước non liền một dải, biên cương và lãnh hải vẹn toàn, đâu muốn các con mình hôm nay bất an như vậy. Đêm càng vào khuya càng nhức nhối trong đầu. Tôi vùng dậy mở toang cánh cửa, ra ban công tầng 11 của chung cư, nhìn bốn bề sương giăng như lệ ứa của đất trời, nghe lòng se thắt. Và rồi tôi lại trở vào giường thiếp đi trong mộng mị, âu lo phấp phỏng…
Sáng nay 31/12, ngày cuối năm. Trời vẫn rét ngọt, vẫn mưa bụi lay phay. Tôi như người say, đầu óc quay quay và ong ong bên tai những câu hỏi sắc sảo đến gai người của chàng trai 8x hôm trước:
Sao giáo dục phổ thông càng cải cách càng xa rời mục tiêu hoàn thiện “con người công dân”, còn các trường đại học mở ra càng nhiều càng đánh mất mục tiêu đào tạo “con người lao động”, đúc nặn ra sản phẩm “hồng” chằng có mà “chuyên” cũng không?
Sao Hà Nội lại bỗng dưng nuốt chửng Hà Tây?
Sao ruộng đất là tư liệu sản xuất mà nông dân lại chẳng có quyền gì với tư liệu sản xuất của mình?
Sao người miền Trung sợ nhân tai từ thủy điện hơn cả thiên tai?
Sao lời cảnh báo của Võ Đại tướng về Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên vẫn như “nước đổ lá môn”?
Sao IDS phải tự giải thể và như thế thì người ta đang hành xử với trí thức theo tư duy quản lý hay tư duy cai trị?
Sao luật nước mình có điều khoản “nhân thân tốt” áp dụng cho tội phạm Huỳnh Ngọc Sĩ lại nói không với anh hùng Ba Sương?
Sao hệ thống kiểm duyệt xuất bản ở ta nhiều tầng, nhiều lớp thế lại vừa nảy ra sự cố động trời ở Nxb Văn Học và cái tội tày đình này chỉ Ban Giám đốc cùng với người có liên quan ở Nxb gánh chịu, còn các quan chức ở Bộ 4T vô can như đã từng vô can trong vụ cuốn “Rồng Đá” ở Nxb Đà Nẵng tháng 12 năm trước?…
Bao nhiêu câu hỏi của chàng trai 8x khó tìm lời đáp, bao trạng từ nghi vấn “SAO?” cứ quay cuồng trong tôi, khiến không gian căn hộ chung cư tầng 11 như nghẹt thở. Tôi bỏ ăn sáng, uống dở tách café, dắt xe ra đường hòa vào dòng người buổi sớm ngày cuối năm, giữa đại lộ Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh. Sực nhớ lời mời của anh Huệ Chi, tôi tìm đến căn hộ của anh chia sẻ sự cố sập mạng bauxitevietnam.info và vụ tin tặc tung thư giả mạo hòng bôi nhọ danh dự từng người trong BBT trang mạng mà tôi yêu quý, khâm phục. Chúng tôi ngồi bên nhau suốt buổi sáng, đàm đạo về văn chương và học thuật, về nhân tình thế thái, về phẩm hạnh và bản lĩnh của người trí thức trước cơn sóng gió thời cuộc… Câu chuyện giữa chúng tôi thỉnh thoảng bị đứt đọan bởi các cuộc điện thoại của những người cùng chí hướng như GS Phan Đình Diệu, nhà thơ Ý Nhi… gọi đến động viên, an ủi anh Huệ Chi. Lúc chia tay, anh Huệ Chi ngỏ ý muốn tôi viết một cái gì đó cho ngày mạng bauxitevietnam.info tái xuất giang hồ, về sự kiện Việt Nam đầu tư khai thác bauxite ở tỉnh Mol-do-ki-ri của Căm-pu-chia. Tôi nắm chặt tay anh im lặng hồi lâu, buồn rầu đáp: Liệu có còn gì để viết nữa đâu, thưa anh! Mọi điều tôi đã phân tích rõ và dự báo trong các bài viết trước. Cái kết cục tất yếu rằng ta chỉ có thể bán rẻ sản phẩm alumina cho TQ qua đường Căm-pu-chia tôi cũng đã khẳng định thêm một lần nữa, trong bài viết phản bác lại luận điệu của ông LTT trên báo Văn nghệ từ tháng trước. Tôi chỉ không ngờ nó đến nhanh như thế mà thôi. Trước khi đến thăm anh, một bạn trẻ gọi điện hỏi tôi thế này: “Bác nhà văn ơi! Nếu tỉnh Mol-do-ki-ri kia đã bị TQ mua đứt 99 năm như ngày xưa người Anh mua đứt Hồng Kông của bà Thái hậu Từ Hy rồi thì ta thực chất là hợp tác với ai? Việt Nam mà cụ thể là TKV lấy đâu ra tiền để đầu tư vào đó đợt 1 là 2,5 tỷ USD và đợt 2 là 3,5 tỷ USD, hay họ “vay vốn” của ngân hàng “nước lạ”? Trữ lượng ở Mol-do-ki-ri chỉ ngang bằng 1 huyện Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông bên ta thì cần gì đầu tư cho khai thác quặng lớn thế, hay họ đầu tư cho nhà máy “luyện nhôm chung” của 2 bên biên giới?…” Lũ trẻ hỏi thông minh và hóc búa thế thì làm sao tôi dám trả lời, nói gì đến viết bài cho trang mạng bauxite.info tái xuất giang hồ, hở anh Huệ Chi? Thôi ta cứ đành tạm im lặng chờ xem!…
Tôi viết những dòng tản mạn vào lúc nửa đêm 31/12/2009. Chỉ vài khắc nữa sẽ giao thừa, đất trời chuyển giao sang năm 2010, năm đại lễ mừng Thăng Long nghìn tuổi. Tôi viết chỉ để giải tỏa lòng mình. Bên tai tôi vẳng lên câu thơ của Thái úy Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…” mà anh Huệ Chi đọc thay lời tiễn lúc chia tay. Trong tôi đọng lại hơi ấm của tình bạn vong niên với nhà trí thức kiệt hiệt của đất Tràng An thanh lịch – GS Nguyễn Huệ Chi…
Hà Nội 23h25’ đêm 31/12/2009
VNT
Tôi tỉnh giấc sau một đêm dài nhiều mộng mị, âu lo phấp phỏng. Mùa đông năm Kỷ Sửu này nóng lạnh thất thường như nhiều sự kiện diễn ra trong năm cũng cho tôi cảm giác thất thường nóng lạnh. Đêm Noel tôi cùng các bạn văn Phan Xuân Hạt, Trần Nhương, Hoàng Minh Tường, Chu Thị Thơm… ra trại cá sấu ở Hải Phòng cứ ngỡ sẽ rất lạnh, nào ngờ phải cởi bỏ mấy tầng áo vét, áo len vẫn nóng rực người giữa phòng khách mênh mông, sang trọng của ông chủ hào hoa có tên “Tuấn cá sấu”. Đêm qua (30/12) trời đột ngột rét ngọt, mưa bụi lay phay. Tôi ngồi trong quán cóc ven đường tiếp chuyện một chàng trai vừa từ Hàn Quốc trở về, nghe tâm trạng của thế hệ trí thức 8x dự cảm về tương lai đất nước đã làm tôi say say ngấm men thế sự, càng thêm lạnh cóng.
PN sinh năm 1980, thuộc tốp đầu 8x. Cái tuổi “tam thập nhi lập”, xuất thân bình dân ở một phố nghèo Hà Nội, phải bươn chải kiếm sống, lại thêm 2 năm làm chuyên viên cao cấp cho một tập đoàn vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc nên cháu đủ tri thức và sự từng trải để hoài nghi về nhiều dự án kinh tế, chính sách vĩ mô…ở nước mình trong năm 2009, khiến tôi kinh ngạc và bị thuyết phục. Chợt nhớ cháu “Bi”, con gái út chị bạn thân trong TP Hồ Chí Minh vừa viết truyện ngắn “Bụi trong nắng” trên báo Văn nghệ Trẻ số 52 (27/12/2009) đã làm tôi bật khóc. Tác giả sinh năm 1988 – tốp cuối 8x, trong một gia tộc lừng danh thuộc hàng khai quốc công thần, sao cháu “Bi” của tôi nhìn đất nước, suy ngẫm tương lai đầy bi quan, bức bối qua hình hài người cha mắc căn bệnh ung thư mà cái chết được báo trước bằng sự bòn rút của cải bên trong và bài thuốc lừa đảo của các thầy lang “nước lạ”?!
Hai nhân vật đầu – cuối 8x, hai tính cách, hai đứa con bạn bè, hai hoàn cảnh xuất thân khác biệt rất xa, nhưng vẫn cùng chung một tâm trạng bất an, một cách nhìn đời, một dự cảm tương lai. Điều ấy cứ làm tôi trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được. Thế hệ chúng tôi dù đổ máu ở chiến trường miền Nam hay ăn đói, mặc rách, vắt kiệt tuổi xuân ở hậu phương miền Bắc cho nước non liền một dải, biên cương và lãnh hải vẹn toàn, đâu muốn các con mình hôm nay bất an như vậy. Đêm càng vào khuya càng nhức nhối trong đầu. Tôi vùng dậy mở toang cánh cửa, ra ban công tầng 11 của chung cư, nhìn bốn bề sương giăng như lệ ứa của đất trời, nghe lòng se thắt. Và rồi tôi lại trở vào giường thiếp đi trong mộng mị, âu lo phấp phỏng…
Sáng nay 31/12, ngày cuối năm. Trời vẫn rét ngọt, vẫn mưa bụi lay phay. Tôi như người say, đầu óc quay quay và ong ong bên tai những câu hỏi sắc sảo đến gai người của chàng trai 8x hôm trước:
Sao giáo dục phổ thông càng cải cách càng xa rời mục tiêu hoàn thiện “con người công dân”, còn các trường đại học mở ra càng nhiều càng đánh mất mục tiêu đào tạo “con người lao động”, đúc nặn ra sản phẩm “hồng” chằng có mà “chuyên” cũng không?
Sao Hà Nội lại bỗng dưng nuốt chửng Hà Tây?
Sao ruộng đất là tư liệu sản xuất mà nông dân lại chẳng có quyền gì với tư liệu sản xuất của mình?
Sao người miền Trung sợ nhân tai từ thủy điện hơn cả thiên tai?
Sao lời cảnh báo của Võ Đại tướng về Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên vẫn như “nước đổ lá môn”?
Sao IDS phải tự giải thể và như thế thì người ta đang hành xử với trí thức theo tư duy quản lý hay tư duy cai trị?
Sao luật nước mình có điều khoản “nhân thân tốt” áp dụng cho tội phạm Huỳnh Ngọc Sĩ lại nói không với anh hùng Ba Sương?
Sao hệ thống kiểm duyệt xuất bản ở ta nhiều tầng, nhiều lớp thế lại vừa nảy ra sự cố động trời ở Nxb Văn Học và cái tội tày đình này chỉ Ban Giám đốc cùng với người có liên quan ở Nxb gánh chịu, còn các quan chức ở Bộ 4T vô can như đã từng vô can trong vụ cuốn “Rồng Đá” ở Nxb Đà Nẵng tháng 12 năm trước?…
Bao nhiêu câu hỏi của chàng trai 8x khó tìm lời đáp, bao trạng từ nghi vấn “SAO?” cứ quay cuồng trong tôi, khiến không gian căn hộ chung cư tầng 11 như nghẹt thở. Tôi bỏ ăn sáng, uống dở tách café, dắt xe ra đường hòa vào dòng người buổi sớm ngày cuối năm, giữa đại lộ Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh. Sực nhớ lời mời của anh Huệ Chi, tôi tìm đến căn hộ của anh chia sẻ sự cố sập mạng bauxitevietnam.info và vụ tin tặc tung thư giả mạo hòng bôi nhọ danh dự từng người trong BBT trang mạng mà tôi yêu quý, khâm phục. Chúng tôi ngồi bên nhau suốt buổi sáng, đàm đạo về văn chương và học thuật, về nhân tình thế thái, về phẩm hạnh và bản lĩnh của người trí thức trước cơn sóng gió thời cuộc… Câu chuyện giữa chúng tôi thỉnh thoảng bị đứt đọan bởi các cuộc điện thoại của những người cùng chí hướng như GS Phan Đình Diệu, nhà thơ Ý Nhi… gọi đến động viên, an ủi anh Huệ Chi. Lúc chia tay, anh Huệ Chi ngỏ ý muốn tôi viết một cái gì đó cho ngày mạng bauxitevietnam.info tái xuất giang hồ, về sự kiện Việt Nam đầu tư khai thác bauxite ở tỉnh Mol-do-ki-ri của Căm-pu-chia. Tôi nắm chặt tay anh im lặng hồi lâu, buồn rầu đáp: Liệu có còn gì để viết nữa đâu, thưa anh! Mọi điều tôi đã phân tích rõ và dự báo trong các bài viết trước. Cái kết cục tất yếu rằng ta chỉ có thể bán rẻ sản phẩm alumina cho TQ qua đường Căm-pu-chia tôi cũng đã khẳng định thêm một lần nữa, trong bài viết phản bác lại luận điệu của ông LTT trên báo Văn nghệ từ tháng trước. Tôi chỉ không ngờ nó đến nhanh như thế mà thôi. Trước khi đến thăm anh, một bạn trẻ gọi điện hỏi tôi thế này: “Bác nhà văn ơi! Nếu tỉnh Mol-do-ki-ri kia đã bị TQ mua đứt 99 năm như ngày xưa người Anh mua đứt Hồng Kông của bà Thái hậu Từ Hy rồi thì ta thực chất là hợp tác với ai? Việt Nam mà cụ thể là TKV lấy đâu ra tiền để đầu tư vào đó đợt 1 là 2,5 tỷ USD và đợt 2 là 3,5 tỷ USD, hay họ “vay vốn” của ngân hàng “nước lạ”? Trữ lượng ở Mol-do-ki-ri chỉ ngang bằng 1 huyện Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông bên ta thì cần gì đầu tư cho khai thác quặng lớn thế, hay họ đầu tư cho nhà máy “luyện nhôm chung” của 2 bên biên giới?…” Lũ trẻ hỏi thông minh và hóc búa thế thì làm sao tôi dám trả lời, nói gì đến viết bài cho trang mạng bauxite.info tái xuất giang hồ, hở anh Huệ Chi? Thôi ta cứ đành tạm im lặng chờ xem!…
Tôi viết những dòng tản mạn vào lúc nửa đêm 31/12/2009. Chỉ vài khắc nữa sẽ giao thừa, đất trời chuyển giao sang năm 2010, năm đại lễ mừng Thăng Long nghìn tuổi. Tôi viết chỉ để giải tỏa lòng mình. Bên tai tôi vẳng lên câu thơ của Thái úy Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…” mà anh Huệ Chi đọc thay lời tiễn lúc chia tay. Trong tôi đọng lại hơi ấm của tình bạn vong niên với nhà trí thức kiệt hiệt của đất Tràng An thanh lịch – GS Nguyễn Huệ Chi…
Hà Nội 23h25’ đêm 31/12/2009
VNT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.