Theo yêu cầu của diễn tập, các lực lượng tàu chiến của Hạm đội Nam Hải phải tiến hành hàng loạt các khoa mục tác chiến khác nhau, trong đó tập chung vào hai nội dung chính là hoả lực tấn công và chiến thuật phòng thủ.
Các khoa mục diễn tập này được tiến hành trong điều kiện thời tiết biển vô cùng khắc nghiệt, đây là một trong những yếu tố huấn luyện tiếp cận với chiến trường thực tế, trước sự tác động của mưa, bão và sự hạn chế tầm nhìn của sương mù dày đặc.
Theo chương trình huấn luyện và diễn tập của lực lượng quân đội Trung Quốc, nội dung huấn luyện tiếp cận và làm quen với môi trường tác chiến thực địa là một trong những chủ đề luôn được chú trọng. Trong đó, nội dung huấn luyện làm quen với môi trường thời tiết thay đổi đột ngột và làm quen với địa hình thực tế là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Khi nói về vấn đề diễn tập và huấn luyện chiến đấu của quân đội Trung Quốc, một chuyên gia nghiên cứu về khoa học quân sự Trung Quốc thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã khẳng định rằng “Những nội dung huấn luyện chiến đấu của quân đội Trung Quốc gần đây chủ yếu tập chung vào những khía cạnh như tác chiến tầm xa, tác chiến liên hợp, tiếp cận địa hình thực tế, đối phó với sự thay đổi thời tiết biển và nâng cao khả năng tác chiến đối hạm. Điều này đã cho thấy, Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm tới tác chiến cận hải”.
Mục tiêu huấn luyện về chiến lược hải quân trong tình hình mới là tăng cường khả năng đưa các lực lượng quân sự tới những nơi xa xôi trên biển cả. Việc này thể hiện qua hành động đưa các tàu tuần tra xuống vùng biển quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuần tra eo biển Malacca, đưa tàu tuần tra tới biển Somalia, đưa các tàu vươn rộng ra hướng Thái Bình Dương và sang Ấn Độ Dương. Việc đưa các tàu tới Somali để tham gia chống cướp biển cũng có thể chỉ là một trong những biện pháp trá hình cho việc huấn luyện nâng cao khả năng tác chiến hải quân tầm xa. A
Lan Hương (Tổng hợp)
Nguồn tin của VITINFO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.