NHKIEN – Blog Gốc Sậy
Chuyện công an “làm việc” với GS Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn đang gây nhiều chú ý không chỉ của cư dân mạng. Điều đáng nói là không có thông tin chính thức nào, toàn từ nguồn blog và các hãng tin nước ngoài. Đến bao giờ mới thay đổi được điều này?
Chuyện công an “làm việc” với GS Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn đang gây nhiều chú ý không chỉ của cư dân mạng. Điều đáng nói là không có thông tin chính thức nào, toàn từ nguồn blog và các hãng tin nước ngoài. Đến bao giờ mới thay đổi được điều này?
Báo chí hoàn toàn im lặng, hay không/chưa được đăng?
Vụ bắt mấy blogger năm ngoái, NPN bộ Ngoại giao còn ra thông báo cơ mà. Tất nhiên, lần này công an chỉ mời 2 ông Bauxite lên đồn “làm việc” rồi về, chứ chưa giữ. Nhưng nói gì thì nói, Bauxite.info cũng đã là tồn tại như 1 thực thể gây nhiều ảnh hưởng trong xã hội. “Làm việc” thì cứ “làm việc”, nhưng sao không tuyên cáo lý do cho mọi người biết, đỡ “lời ra lời vào”. Trí thức thì hoang mang, còn “địch” lại có cớ lợi dụng tung tin với ý đồ xấu.
Theo nhà giáo Phạm Toàn thì “’Làm việc’ với A25 bây giờ so với cục 78 ngày xưa, khác nhau 1 trời 1 vực. ” Cán bộ A25 nay cũng tự nhận là không còn ấu trĩ như cục 78 xưa . Riêng tôi lại thấy họ vẫn cứ làm ra vẻ quan trọng, bí mật một cách không cần thiết. Ví như 14:59:00 ngày 13/01/2010, báo mạng CAND online đăng bài ”Sự thật là sáng rõ”. Để chứng minh 1 sự thật là cơ quan an ninh Việt Nam bắt đúng người, đúng tội, đúng các thủ tục quy định của Pháp luật Việt Nam . Thế nhưng tấm ảnh đăng kèm lại dùng thủ thuật xóa nhoè mặt người cán bộ an ninh đi. Để làm gì? Có gì phải bí mật về nhân dạng ở đây?
Chuyện này cũng vậy, có gì phải bí mật nhỉ. Để chấm dứt “ỳ xèo” cứ công bố hẳn: Chúng tôi “làm việc” về việc này, việc kia. Ngày trước, Thày Vượng dạy chúng tôi lý thuyết về tin đồn, là chỉ vì không có tin thật.
Và thực sự tôi không thể hiểu lý do công an “làm việc” với 2 ông Bô-xít.
Theo “tường thuật” thì công an đến nhà chỉ để mượn ổ cứng máy tính thôi, nhưng vì GS Huệ Chi không cho mượn, nên họ lấy trong túi ra tờ lệnh khám nhà viết sẵn.
Tôi không tin được có chuyện nhảm đến thế. Và tôi cũng không tán đồng với Luật sư Vũ: Việc lục soát nhà Giáo sư Chi là trái phép
Vì ông Vũ có ở đấy chứng kiến đâu, và vì tôi không tin lại có chuyện ngang trái đến thế.
Thế nhưng, bác Phạm Toàn nhắc đi (với BBC): “quan tâm nhiều nhất là điều chúng mình làm việc mà không đăng ký” rồi nhắc lại (với RFA) rằng “họ nói việc mình làm không có đăng ký, thế thì sai luật.”
Và bác thật thà nhận là: “Chúng tôi là anh em văn nghệ sĩ, trí thức thì cái cơn nóng gáy lên thấy là cần phải chống lại cái bauxite thì cứ làm cái đã, còn luật liếc thì tính sau. Nó giống như mình mua được cái ô tô về thì cứ đi cái đã, sau đó thì nghiên cứu luật. Thế thì các anh nếu thấy chúng tôi khuyết điểm thì nhắc nhở, chúng tôi xin cám ơn. Thế thôi, đơn giản thế thôi.”
Tôi mới đầu cũng nghĩ và trách các bác quá ẩu, không tuân thủ pháp luật. Thậm chí, tôi còn “còm” hỏi Ba Sàm xem TTX VỈA HÈ có phép chưa.
Thế nhưng, khi tìm đọc Nghị định số 97/2008/NĐ-CP “Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” tôi lại thấy khó hiểu quá.
Nghị định 97 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 28/8/2008 để thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo), quy định:
“Chương IV: QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
Điều 19. Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử
1. Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet.
2. Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động báo chí.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
4. Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định liên quan tại Nghị định này.
6. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thiết lập các trang thông tin điện tử không thuộc các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này thì không cần giấy phép và không cần đăng ký, nhưng phải tuân theo các quy định tại Nghị định này và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet. ” (http://news.mic.gov.vn/lawfiles/1953271.doc)
Ba ông bô-xít: – Không phải là cơ quan báo chí (theo khoản 2),
- Không phải là tổ chức, doanh nghiệp (theo khoản 3),
- Không cung cấp mạng xã hội trực tuyến (theo khoản 4),
- Không cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet (theo khoản 5),
Vậy trang bauxite.info “không cần giấy phép và không cần đăng ký”.
HAI ÔNG BÔ-XÍT CÓ THỂ CHƯA ĐỌC, NHƯNG KHÔNG LẼ AN NINH VĂN HÓA LẠI KHÔNG THUỘC NGHỊ ĐỊNH 97?
Không tin công an lại sai, tôi tìm đọc tiếp Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT (do Bộ trưởng Lê Dõan Hợp ký ngày 18 tháng 12 năm 2008) Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nhưng Thông tư 07 không có quy định gì về việc xin phép, cấp phép.
Tra tiếp các văn bản quy phạm pháp luật khác, tôi chỉ tìm được “Dự thảo lần 6 của Thông tư Hướng dẫn hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”.
Tôi không biết Thông tư này đã ban hành hay chưa, nhưng dự thảo chỉ quy định:
Điều 2. Quy định chung đối với hoạt động của Trang thông tin điện tử
1. Cơ quan báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử để sử dụng cho hoạt động báo chí theo đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép hoạt động báo chí và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí được quản lý và cấp phép như đối với trang tin điện tử tổng hợp.
2. Các trang thông tin điện tử không phải cấp phép được quy định tại Khoản 6, Điều 19, Nghị định số 97 là trang thông tin điện tử chỉ cung cấp thông tin tự giới thiệu về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề hoạt động của chính tổ chức, doanh nghiệp.
3. Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải tiến hành đăng ký theo quy định tại Điều 8, Thông tư này.
4. Trên trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; địa chỉ, số điện thoại liên hệ, người chịu trách nhiệm quản lý nội dung. Riêng đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải ghi rõ số giấy phép hoặc số đăng ký, ngày cấp của cơ quan có thẩm quyền.
5. Các trang thông tin điện tử tổng hợp khi cung cấp thông tin về lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộithì phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại Khoản 13, Điều 3, Nghị định số 97. Đơn vị quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp được cung cấp thông tin tự giới thiệu về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm của chính tổ chức, doanh nghiệp.
6. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet quy định tại Khoản 5, Điều 19, Nghị định 97 nếu có cung cấp thông tin tổng về một trong những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì phải xin cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp;
7. Trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến muốn ngừng hoạt động phải thông báo (trước 10 ngày làm việc) bằng văn bản cho cơ quan cấp phép, cơ quan đăng ký.
Tôi lưu ý đến điều 3. Hay trang bauxite được coi là “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến”? Không hoàn toàn hiểu “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến” là gì, tôi lại tra. May là Nghị định 97 có:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
14. Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác.
Mục 14 quá khó hiểu. Nhưng theo tôi thì trang Bauxite không phải là “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến” vì không có khả năng tương tác trực tuyến.
Tôi thấy trang này gần với định nghĩa về blog của Thông tư 07 của Bộ TTTT, hơn: “Trang thông tin điện tử cá nhân (blog) quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 97 được hiểu như sau: “Trang thông tin điện tử cá nhân được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng rộng rãi sử dụng dịch vụ Internet. Trang thông tin điện tử cá nhân được chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân đăng ký khởi tạo trên Internet.“
A25 CÀNG KHÔNG NÊN NHƯ MẤY CHÚ CÔNG AN GIAO THÔNG, QUÊN NHIỆM VỤ NHẮC NHỞ NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TUÂN THỦ LUẬT GIAO THÔNG, MÀ CHỈ NHĂM NHĂM PHẠT.
Nguổn : http://nhkien61.wordpress.com
Vụ bắt mấy blogger năm ngoái, NPN bộ Ngoại giao còn ra thông báo cơ mà. Tất nhiên, lần này công an chỉ mời 2 ông Bauxite lên đồn “làm việc” rồi về, chứ chưa giữ. Nhưng nói gì thì nói, Bauxite.info cũng đã là tồn tại như 1 thực thể gây nhiều ảnh hưởng trong xã hội. “Làm việc” thì cứ “làm việc”, nhưng sao không tuyên cáo lý do cho mọi người biết, đỡ “lời ra lời vào”. Trí thức thì hoang mang, còn “địch” lại có cớ lợi dụng tung tin với ý đồ xấu.
Theo nhà giáo Phạm Toàn thì “’Làm việc’ với A25 bây giờ so với cục 78 ngày xưa, khác nhau 1 trời 1 vực. ” Cán bộ A25 nay cũng tự nhận là không còn ấu trĩ như cục 78 xưa . Riêng tôi lại thấy họ vẫn cứ làm ra vẻ quan trọng, bí mật một cách không cần thiết. Ví như 14:59:00 ngày 13/01/2010, báo mạng CAND online đăng bài ”Sự thật là sáng rõ”. Để chứng minh 1 sự thật là cơ quan an ninh Việt Nam bắt đúng người, đúng tội, đúng các thủ tục quy định của Pháp luật Việt Nam . Thế nhưng tấm ảnh đăng kèm lại dùng thủ thuật xóa nhoè mặt người cán bộ an ninh đi. Để làm gì? Có gì phải bí mật về nhân dạng ở đây?
Chuyện này cũng vậy, có gì phải bí mật nhỉ. Để chấm dứt “ỳ xèo” cứ công bố hẳn: Chúng tôi “làm việc” về việc này, việc kia. Ngày trước, Thày Vượng dạy chúng tôi lý thuyết về tin đồn, là chỉ vì không có tin thật.
Và thực sự tôi không thể hiểu lý do công an “làm việc” với 2 ông Bô-xít.
Theo “tường thuật” thì công an đến nhà chỉ để mượn ổ cứng máy tính thôi, nhưng vì GS Huệ Chi không cho mượn, nên họ lấy trong túi ra tờ lệnh khám nhà viết sẵn.
Tôi không tin được có chuyện nhảm đến thế. Và tôi cũng không tán đồng với Luật sư Vũ: Việc lục soát nhà Giáo sư Chi là trái phép
Vì ông Vũ có ở đấy chứng kiến đâu, và vì tôi không tin lại có chuyện ngang trái đến thế.
Thế nhưng, bác Phạm Toàn nhắc đi (với BBC): “quan tâm nhiều nhất là điều chúng mình làm việc mà không đăng ký” rồi nhắc lại (với RFA) rằng “họ nói việc mình làm không có đăng ký, thế thì sai luật.”
Và bác thật thà nhận là: “Chúng tôi là anh em văn nghệ sĩ, trí thức thì cái cơn nóng gáy lên thấy là cần phải chống lại cái bauxite thì cứ làm cái đã, còn luật liếc thì tính sau. Nó giống như mình mua được cái ô tô về thì cứ đi cái đã, sau đó thì nghiên cứu luật. Thế thì các anh nếu thấy chúng tôi khuyết điểm thì nhắc nhở, chúng tôi xin cám ơn. Thế thôi, đơn giản thế thôi.”
Tôi mới đầu cũng nghĩ và trách các bác quá ẩu, không tuân thủ pháp luật. Thậm chí, tôi còn “còm” hỏi Ba Sàm xem TTX VỈA HÈ có phép chưa.
Thế nhưng, khi tìm đọc Nghị định số 97/2008/NĐ-CP “Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” tôi lại thấy khó hiểu quá.
Nghị định 97 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 28/8/2008 để thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo), quy định:
“Chương IV: QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
Điều 19. Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử
1. Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet.
2. Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động báo chí.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
4. Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định liên quan tại Nghị định này.
6. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thiết lập các trang thông tin điện tử không thuộc các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này thì không cần giấy phép và không cần đăng ký, nhưng phải tuân theo các quy định tại Nghị định này và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet. ” (http://news.mic.gov.vn/lawfiles/1953271.doc)
Ba ông bô-xít: – Không phải là cơ quan báo chí (theo khoản 2),
- Không phải là tổ chức, doanh nghiệp (theo khoản 3),
- Không cung cấp mạng xã hội trực tuyến (theo khoản 4),
- Không cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet (theo khoản 5),
Vậy trang bauxite.info “không cần giấy phép và không cần đăng ký”.
HAI ÔNG BÔ-XÍT CÓ THỂ CHƯA ĐỌC, NHƯNG KHÔNG LẼ AN NINH VĂN HÓA LẠI KHÔNG THUỘC NGHỊ ĐỊNH 97?
Không tin công an lại sai, tôi tìm đọc tiếp Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT (do Bộ trưởng Lê Dõan Hợp ký ngày 18 tháng 12 năm 2008) Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nhưng Thông tư 07 không có quy định gì về việc xin phép, cấp phép.
Tra tiếp các văn bản quy phạm pháp luật khác, tôi chỉ tìm được “Dự thảo lần 6 của Thông tư Hướng dẫn hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”.
Tôi không biết Thông tư này đã ban hành hay chưa, nhưng dự thảo chỉ quy định:
Điều 2. Quy định chung đối với hoạt động của Trang thông tin điện tử
1. Cơ quan báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử để sử dụng cho hoạt động báo chí theo đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép hoạt động báo chí và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí được quản lý và cấp phép như đối với trang tin điện tử tổng hợp.
2. Các trang thông tin điện tử không phải cấp phép được quy định tại Khoản 6, Điều 19, Nghị định số 97 là trang thông tin điện tử chỉ cung cấp thông tin tự giới thiệu về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề hoạt động của chính tổ chức, doanh nghiệp.
3. Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải tiến hành đăng ký theo quy định tại Điều 8, Thông tư này.
4. Trên trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; địa chỉ, số điện thoại liên hệ, người chịu trách nhiệm quản lý nội dung. Riêng đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải ghi rõ số giấy phép hoặc số đăng ký, ngày cấp của cơ quan có thẩm quyền.
5. Các trang thông tin điện tử tổng hợp khi cung cấp thông tin về lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộithì phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại Khoản 13, Điều 3, Nghị định số 97. Đơn vị quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp được cung cấp thông tin tự giới thiệu về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm của chính tổ chức, doanh nghiệp.
6. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet quy định tại Khoản 5, Điều 19, Nghị định 97 nếu có cung cấp thông tin tổng về một trong những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì phải xin cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp;
7. Trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến muốn ngừng hoạt động phải thông báo (trước 10 ngày làm việc) bằng văn bản cho cơ quan cấp phép, cơ quan đăng ký.
Tôi lưu ý đến điều 3. Hay trang bauxite được coi là “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến”? Không hoàn toàn hiểu “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến” là gì, tôi lại tra. May là Nghị định 97 có:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
14. Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác.
Mục 14 quá khó hiểu. Nhưng theo tôi thì trang Bauxite không phải là “Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến” vì không có khả năng tương tác trực tuyến.
Tôi thấy trang này gần với định nghĩa về blog của Thông tư 07 của Bộ TTTT, hơn: “Trang thông tin điện tử cá nhân (blog) quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 97 được hiểu như sau: “Trang thông tin điện tử cá nhân được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc với cộng đồng rộng rãi sử dụng dịch vụ Internet. Trang thông tin điện tử cá nhân được chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân đăng ký khởi tạo trên Internet.“
CUỐI CÙNG, TÔI CHO RẰNG NẾU THỰC SỰ TRANG BAUXITE CẦN PHẢI XIN PHÉP MÀ LẠI CHƯA XIN PHÉP THÌ BỘ TTTT CÓ TRÁCH NHIỆM NHĂC NHỞ, YÊU CẦU NHỮNG NGƯỜI KHỞI XƯỚNG LÀM ĐÚNG QUY ĐỊNH.
TRANG BAUXITE TỒN TẠI LÂU RỒI SAO CHẲNG AI NHẮC, GIỜ MỚI BẢO HỌ LÀM SAI?A25 CÀNG KHÔNG NÊN NHƯ MẤY CHÚ CÔNG AN GIAO THÔNG, QUÊN NHIỆM VỤ NHẮC NHỞ NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TUÂN THỦ LUẬT GIAO THÔNG, MÀ CHỈ NHĂM NHĂM PHẠT.
Nguổn : http://nhkien61.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.